Thị trường ngày 29/2: Giá dầu giảm ngày thứ 6 liên tiếp xuống dưới 50 USD/thùng, vàng lao dốc mạnh nhất trong 7 năm

Thứ năm, 17/10/2019, 5174 lượt xem
Virus corona lây lan mạnh làm gia tăng mối lo ngại trở thành đại dịch, với 6 quốc gia tại 3 châu lục có trường hợp bị nhiễm bệnh lần đầu tiên, khiến Tổ chức Y tế Thế giới nâng mức độ lây lan toàn cầu và cảnh báo rủi ro lên mức "rất cao". Dịch bệnh bùng phát tác động lên thị trường hàng hóa toàn cầu, kéo hàng loạt mặt hàng giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch ngày 28/2, dầu vẫn thấp nhất hơn 1 năm, khí tự nhiên thấp nhất 4 năm, vàng và các kim loại quý đồng loạt giảm mạnh.

Khí tự nhiên thấp nhất gần 4 năm

Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm gần 4% xuống mức thấp nhất gần 4 năm, mặc dù dự báo nhu cầu đến giữa tháng 3/2020 cao hơn so với dự kiến trước đó, do giá khí tự nhiên tiếp tục theo xu hướng giá dầu giảm.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York giảm 6,8 US cent tương đương 3,9% xuống 1,684 USD/mmBTU, thấp nhất kể từ tháng 3/2016. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên giảm 11% - tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2019 và giảm 8% trong tháng 2/2020 – giảm tháng thứ 4 liên tiếp.

Tính đến nay giá khí tự nhiên giảm 42% kể từ mức cao nhất 8 tháng (2,905 USD/mmBTU) trong đầu tháng 11/2019.

Vàng, palađi, bạch kim và bạc giảm mạnh

Giá palađi giảm mạnh nhất trong các kim loại quý giảm gần 13% trong đầu phiên giao dịch, trong khi giá vàng giảm 4,6% - ngày giảm mạnh nhất trong gần 7 năm, do virus corona khiến các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra.

Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 4,5% xuống 1.568,96 USD/ounce, ngày giảm mạnh nhất kể từ giữa năm 2013. Vàng kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York giảm 4,6% xuống 1.566,7 USD/ounce. Như vậy, giá vàng đã giảm mạnh trong tuần này, từ mức cao nhất 7 năm (1.688,66 USD/ounce) trong ngày 24/2/2020 và có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2016.

Đồng thời, giá palađi giảm 10,8% xuống 2.538,21 USD/ounce, ngày giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, trong đầu phiên giao dịch giảm 12,7%. Tính đến nay, giá palađi giảm khoảng 390 USD từ mức cao kỷ lục 2.875,5 USD/ounce trong ngày 27/2/2020, song vẫn tăng tháng thứ 7 liên tiếp do nguồn cung thiếu hụt kéo dài.

Giá bạch kim giảm 5,5% xuống 849,63 USD/ounce và có tuần giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Giá bạc giảm 7,2% xuống 16,43 USD/ounce và có tuần giảm mạnh nhất kể từ năm 2011.

Các kim loại công nghiệp đồng loạt tăng trở lại

Giá hầu hết các kim loại công nghiệp đều chạm mức thấp mới do virus corona trở nên tồi tệ hơn, song đều hồi phục trở lại do các thương nhân đẩy mạnh mua vào.

Giá đồng trên sàn London tăng 0,3% lên 5.635 USD/tấn, trong đầu phiên giao dịch chạm 5.533 USD/tấn, thấp nhất 2,5 tuần. Đồng được sử dụng nhiều nhất trong ngành xây dựng chiếm 28% nhu cầu, Hiệp hội Đồng Quốc tế cho biết.

Giá kẽm giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 2,1% xuống 1.970 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 6/2016, song cuối phiên tăng 0,5% lên 2.021,5 USD/tấn.

Giá đồng và kẽm chạm mức thấp nhất trong hơn 3 năm do lo ngại virus sẽ xói mòn nhu cầu kim loại. Tồn trữ đồng và kẽm tại Thượng Hải tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm do virus corona bùng phát ảnh hưởng đến nhu cầu.

Giá nhôm trên sàn London tăng 0,2% lên 1.694 USD/tấn, trong đầu phiên giao dịch chạm 1.665 USD/tấn, thấp nhất 40 tháng. Tập đoàn nhôm Nga, United Company Rusal cho biết, virus sẽ ảnh hưởng đến thị trường Trung Quốc trong nửa đầu năm nay, với nhu cầu yếu và dư thừa nguồn cung cao.

Giá nickel trên sàn London giảm 1% xuống 12.250 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 7/2019, do dự trữ nickel tại London đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2018, tăng gấp 3 lần lên 235.428 tấn kể từ đầu tháng 12/2019.

Giá chì tăng 2,2% lên 1.848 USD/tấn, trong phiên chạm 1.778,5 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 5/2019.

Quặng sắt và thép đều giảm

Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm mạnh và có tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 10/2019, do virus corona lây lan mạnh gây lo ngại suy thoái toàn cầu làm lu mờ triển vọng nguyên liệu sản xuất thép.

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 3,1% xuống 616,5 CNY (87,91 USD)/tấn, sau khi giảm mạnh 4,7% trong đầu phiên giao dịch. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt giảm 8% - tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần và giảm 6,5% trong tháng 2/2020. Giá quặng sắt trên sàn Singapore giảm 1,4%.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay giảm 3 phiên liên tiếp xuống 88 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 12/2/2020.

Đồng thời, trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 2,7%, thép cuộn cán nóng giảm 1,8% và giá thép không gỉ giảm 1,9%.

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong tháng 2/2020, chịu ảnh hưởng bởi virus corona bùng phát.

Cao su giảm hơn 4%

Giá cao su tại Tokyo giảm hơn 4% - phiên giảm thứ 5 liên tiếp và có tuần giảm 9%, do số trường hợp nhiễm virus corona ngoài Trung Quốc tăng làm dấy lên mối lo ngại nền kinh tế toàn cầu suy giảm.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn TOCOM giảm 8,2 JPY tương đương 4,5% xuống 172,2 JPY(1,56 USD)/kg, trong phiên có lúc chạm 171,6 JPY/kg, thấp nhất kể từ ngày 4/2/2020. Tính chung cả tháng, giá cao su giảm 5% - tháng giảm thứ 2 liên tiếp.

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 765 CNY xuống 10.550 CNY/tấn.

Đường thấp nhất 7 tuần, cà phê diễn biến trái chiều

Giá đường giảm xuống mức thấp nhất 7 tuần do lo ngại virus corona lây lan mạnh khiến nhu cầu suy giảm

Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE giảm 0,26 US cent tương đương 1,8% xuống 13,94 US cent/lb, trong phiên có lúc chạm 13,88 US cent, thấp nhất 7 tuần. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 6,3 USD tương đương 1,6% xuống 392,4 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 392,1 USD/tấn, thấp nhất 1 tháng.

Tuy nhiên, Tổ chức Đường Quốc tế dự báo năm 2019/20 sẽ thiếu hụt 9,44 triệu tấn đường, mức thiếu hụt lớn nhất trong 11 năm.

Trong khi đó, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE tăng 2,25 US cent tương đương 2,05% lên 1,12 USD/lb, một phần do nguồn cung trong ngắn hạn trên thị trường physical thiếu hụt. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 5 USD tương đương 0,4% xuống 1.284 USD/tấn.

Ngô tăng, lúa mì và đậu tương giảm

Giá lúa mì tại Mỹ giảm phiên thứ 7 liên tiếp trong 8 phiên xuống mức thấp nhất 3,5 tháng, do các trường hợp nhiễm virus corona mới ngoài Trung Quốc tăng mạnh, dấy lên mối lo ngại virus trở thành đại dịch.

Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 1/4 US cent lên 3,68-1/4 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm mức thấp 3,65-3/4 USD/bushel. Giá lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 2-1/2 xuống 5,25 USD/bushel, trong đầu phiên giao dịch chạm 5,12-1/2 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 18/11/2019. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 2-1/4 US cent xuống 8,92-3/4 USD/bushel.

Tính chung cả tuần, giá đậu tương có tuần tăng nhẹ, song ngô có tuần giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 11/2019 và lúa mì có tuần giảm mạnh nhất 1 năm.

Dầu cọ tuần giảm mạnh nhất 12 năm

Giá dầu cọ tại Malaysia giảm 3,54% và có tuần giảm mạnh nhất trong hơn 1 thập kỷ, do các trường hợp nhiễm virus corona mới ngoài Trung Quốc tăng mạnh, dấy lên mối lo ngại về nhu cầu dầu thực vật toàn cầu suy giảm.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 87 ringgit xuống 2.372 ringgit (560,09 USD)/tấn.

Tính chung cả tuần, giá dầu cọ giảm 9,5% - tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2008 và trong tháng 2/2020 giá dầu cọ giảm gần 9% - tháng giảm thứ 2 liên tiếp.


Đặt hàng online

0888790889

0888790889

0888790889

0888790889

Lên trên